Sau một quãng thời gian bị đình trệ, quy định mới về cơ chế mua bán điện trực tiếp vừa được ban hành có thể hồi sinh thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Nguồn tài trợ mới đã được rót vào, tuy nhiên, khả năng đáp ứng nguồn năng lượng tái tạo lớn của cơ sở hạ tầng lưới điện quốc gia vẫn là một điều đáng quan ngại.

Nami rooftop project
A rooftop solar power project by Nami Energy in Vietnam. Image: Nami Energy.

Read the story in English here.

Theo hệ thống pháp lý vẫn đang được xây dựng trong bảy năm qua, Việt Nam sẽ cho phép các doanh nghiệp lớn mua điện tái tạo trực tiếp từ các nhà máy phát điện. Đây là một chính sách quan trọng, góp phần nâng cao kỳ vọng phát triển năng lượng sạch quốc gia.

Vào tuần trước, một phần thị trường điện của Việt Nam đã được mở cửa cho tư nhân, chấm dứt tình trạng độc quyền của công ty điện lực nhà nước với tư cách là nhà phân phối điện duy nhất. Động thái này nhận được sự ủng hộ từ các doanh nghiệp như một bước đi thiết yếu cho sự phát triển thuận lợi của ngành năng lượng tái tạo, cũng như để Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu trung hoà carbon.

 Các nhà cung cấp điện xanh hiện có hai lựa chọn bán điện mới. Họ có thể bán và giao điện năng trực tiếp cho khách hành sử dụng điện lớn qua đường dây kết nối riêng ; hoặc khách hàng có thể trả tiền theo từng lô điện mà đơn vị sản xuất gửi vào lưới điện quốc gia. Các đơn vị sản xuất  điện mặt trời, điện gió, thủy điện, điện sinh khối, năng lượng thủy triều và điện địa nhiệt đều là những đối tượng được tham gia vào chính sách này.

Theo bà Suji Kang, Tổng giám đốc Liên minh Năng lượng sạch Châu Á (ACEC) - liên minh gồm các nhà sản xuất điện và doanh nghiệp lớn như Apple và Samsung Electronics có nhà máy tại Việt Nam, thì các quy định mới về hợp đồng mua điện trực tiếp – DPPA (Direct Power Purchase Agreements) – đánh dấu “thời điểm then chốt” cho ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam, vì quy định này vừa cho phép các doanh nghiệp hỗ trợ các mục tiêu trung hoà  carbon của quốc gia, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu riêng về năng lượng tái tạo của mình.

Ông Mark Hutchinson, chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á thuộc Hội đồng Năng lượng Gió Toàn Cầu (GWEC), phát biểu:  “Việt Nam hiện là một trong những quốc gia dẫn đầu trong khu vực trên hành trình chuyển đổi năng lượng”.

Các khoản đầu tư mới cũng đang bắt đầu đổ vào sau khi thông tin này được công  bố. Công ty Clime Capital có trụ sở tại Singapore vừa công bố khoản đầu tư 10 triệu USD vào Nami Distributed Energy, một nhà phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam, thông qua một chương trình tài chính hỗn hợp.

“Chúng tôi khá phấn khởi, chúng tôi đã nhận được các câu hỏi từ khách hàng liên quan đến việc đẩy nhanh tiến độ lắp đặt”, ông  Lưu Hoàng Hà, chủ tịch Nami Distributed Energy, cho biết về tình hình hiện tại sau khi quy định DPPA được công bố.

Là doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất điện mặt trời trên mái nhà, họ sẽ được phép bán lại lượng điện dư thừa lên lưới điện thông qua các thỏa thuận với công ty Điện lực Việt Nam (EVN), một  thay đổi đáng hoan nghênh so với các quy định trước đây.

Ông Hà nói thêm:  “ Chẳng hạn như, khi các nhà máy đóng cửa vào Chủ Nhật, các khu dân cư lân cận vẫn sẽ cần điện. Nếu chúng ta  có thể đưa điện vào lưới điện với giá thấp cho khu vực dân cư lân cận thì tất cả mọi người đều có lợi”.

vietnam power generation capacity mix Ember

Công suất phát điện hỗn hợp của Việt Nam. Dữ liệu: Ember.

Các công ty năng lượng tái tạo tại Việt Nam đang có những biến chuyển tích cực đáng kể trong những năm vừa qua. Theo sau những động thái hỗ trợ to lớn của chính phủ từ năm 2018 đến năm 2021 là một đợt xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn trong cùng thời điểm. Theo phân tích của Ember, Việt Nam hiện đóng góp hơn 2/3 vào tổng số 34 gigawatt công suất điện mặt trời và điện gió của khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, việc không gian pháp lý mất một thời gian dài để xây dựng đã khiến các nhà phát triển phải chật vật trong khâu bán điện, dù họ đã lắp đặt tấm pin quang điện và tua-bin. Một số công ty còn phải tạm hoãn thi công dự án và thực hiện cắt giảm nhân sự.

Ngành năng lượng tái tạo bị cuốn vào chiến dịch chống tham nhũng: các quan chức tiên phong trong nỗ lực phát triển năng lượng xanh bị cáo buộc vi phạm trong việc cấp phép và chứng nhận cho các dự án mới, đặc biệt là họ đã cấp phép cho công suất điện xanh cao hơn gấp ba lần so với mục tiêu chính thức.

Tiến độ đã được đẩy nhanh đáng kể từ năm ngoái. Kế hoạch phát triển năng lượng của Việt Nam trong 10 năm tới đây, PDP8, đã được hoàn thiện, với những điều lệ chặt chẽ về mục tiêu công suất điện xanh. Quy định DPPA mới nhất được xem là chính sách lớn thứ hai giúp đưa ngành năng lượng tái tạo của đất nước trở lại đường đua.

Trong bản dự thảo luật DPPA được công bố lần đầu vào tháng 6 năm 2019 chỉ có quy định về giao dịch điện xanh thông qua lưới điện quốc gia mà không đề cập gì đến đường dây điện tư nhân mới. Từ đó đến nay, đã có nhiều lần sửa đổi so với bản dự thảo gốc.

Bà Nguyễn Lan Phương, luật sự cộng sự thuộc công ty luật Baker McKenzie lưu ý rằng, luật này chỉ có hiệu lực vào năm 2021, khi Việt Nam đưa ra cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cũng như đồng ý bảo đảm tính ổn định của lưới điện quốc gia khi công suất điện tái tạo tăng nhanh trong giai đoạn đó.

“Hiện tại, các điều kiện cho DPPA đã chín muồi: PDP8 đã đặt ra khuôn khổ cho hoạt động sản xuất và phân phối điện xanh, trong khi các bên tư nhân đã sẵn sàng tham gia vào thị trường năng lượng tái tạo”, bà Lan Phương cũng nói thêm.

Theo chính sách đã hoàn thiện này, số lượng đơn vị thu mua được phép tham gia đã gia tăng, với yêu cầu về mức tiêu thụ điện hàng tháng giảm từ 500 xuống 200 megawatt-giờ.

Các bên muốn lắp đặt đường dây điện tư nhân được phép chủ động đề ra các điều khoản tài chính và kỹ thuật của họ. Trong khi đó, những đơn vị lựa chọn giao dịch thông qua lưới điện quốc gia sẽ phải tuân thủ nhiều quy tắc hơn - chẳng hạn như các nhà sản xuất điện phải có công suất ít nhất 10 megawatt và phải duy trì trong một số khu vực nhất định.

Tuy vậy, vẫn còn nhiều điều quan ngại về khả năng xử lý dòng điện mặt trời và điện gió mới được nối lên liên tục vào lưới điện quốc gia. Trong những năm vừa qua, đã có những lúc biến động điện áp khiến cho cơ quan quản lý phải tắt máy phát điện ngay cả khi trời nắng và có gió mạnh, dẫn đến tổn thất tài chính.

Tiến sĩ Miguel Ferrer, giám đốc điều hành của công ty công nghệ VIoT Group chuyên về năng lượng tái tạo, cho biết : “Đầu tư vào cơ sở hạ tầng lưới điện là điều cần thiết để xử lý tải lượng tăng lên từ các nguồn năng lượng tái tạo, đồng thời đảm bảo sự ổn định và tính hiệu quả trong quy trình phân phối điện “

Ông Hà thuộc Nami Distributed Energy nói rằng, ông hy vọng chính phủ sẽ hỗ trợ nhiều hơn trong việc triển khai các cơ sở lưu trữ pin, vì điều này có thể giúp ổn định tải lượng trong quá trình sản xuất điện gió và điện mặt trời.

Theo bà Lan Phương, luật DPPA mới nhất chỉ đưa ra các “quy định cao cấp”, còn Bộ Công thương Việt Nam vẫn phải theo dõi quá trình thực hiện chi tiết, đòi hỏi các biện pháp cân bằng giữa quản lý công suất lưới điện và tính toán mức độ kiểm soát tối ưu của nhà nước.

Luật DPPA của Việt Nam được ban hành khi nhà nước vừa ngừng phát triển nhà máy điện than mới trị giá 3 tỷ USD với công suất 2,1 gigawatt. Ngoài việc không đáp ứng được thời hạn của dự án, việc xây dựng nhà máy này cũng bị chỉ trích là không phù hợp với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của ngành điện quốc gia. Công suất điện hiện tại của Việt Nam có 1/3 đến từ than đá và 10% đến từ khí đốt tự nhiên.

Việt Nam đã ký thoả thuận trị giá 15,5 tỷ USD với các quốc gia phát triển và các nhà tài trợ để cắt giảm khí thải nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và chuyển sang điện xanh. Ưu tiên hàng đầu của nhà nước hiện nay là tạo điều kiện cho các dự án nâng cấp lưới điện, lưu trữ năng lượng và điện gió ngoài khơi.

Like this content? Join our growing community.

Your support helps to strengthen independent journalism, which is critically needed to guide business and policy development for positive impact. Unlock unlimited access to our content and members-only perks.

最多人阅读

专题活动

Publish your event
leaf background pattern

改革创新,实现可持续性 加入Ecosystem →