Những thay đổi chính trong Quy hoạch phát triển điện lực 10 năm của Việt Nam: Ưu tiên điện gió thay vì điện mặt trời, khí đốt sẽ dần thay thế than đá

Trong hai năm vừa qua, chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam đã có một vài thay đổi. Các nhà máy sản xuất điện khu vực đã đồng ý sẽ loại bỏ than đá từ đây đến năm 2050, đồng thời tìm kiếm các nguồn thay thế khả thi bằng năng lượng tái tạo và khí đốt.

wind solar project vietnam
Wind turbines and solar panels in Vietnam. Vietnam houses nearly 70 per cent of Southeast Asia's renewable energy capacity. Image: Flickr/ Oliver Knight.

Hiện là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về năng lượng tái tạo, Việt Nam đã chọn tua-bin gió thay vì các dự án năng lượng mặt trời lớn trong kế hoạch phát triển năng lượng xanh bảy năm tới. Tuy nhiên, chủ sở hữu các tòa nhà vẫn được khuyến khích lắp đặt pin mặt trời cho mục đích tự sản tự tiêu.

Đồng thời, Việt Nam cũng sẽ nhập khẩu khí đốt tự nhiên – một nguồn năng lượng còn đang gây tranh cãi - như nhiên liệu “cầu nối” trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh. Khí đốt được kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc của Việt Nam vào than đá.

Nếu những quyết định này đã từng khiến các nhà phát triển và các nhà đầu tư luôn ở trong tình trạng phải đoán mò, thì nay các điều khoản phát triển năng lượng trong 10 năm tới đang gần được hoàn thiện trong Quy hoạch điện VIII (PDP8) vừa được phó thủ tướng phê duyệt vào tuần trước. Chẳng hạn, cho đến cuối năm 2021, năng lượng mặt trời vẫn được cho là đang dẫn đầu thị trường năng lượng sạch tại Việt Nam, chứ không phải là điện gió. Tuy vậy, Bộ công thương Việt Nam lại ra gợi ý về một số chuyển đổi vào tháng 3 năm nay.

PDP8 sẽ đưa ra hướng dẫn về các khoản đầu tư liên quan đến điện từ nay cho đến năm 2030, đồng thời cung cấp thông tin tổng quan sớm về tiến độ thực hiện cho đến năm 2050. Quy hoạch này đã được sửa đổi nhiều lần kể từ năm 2021 và được hoàn thiện trễ hơn hai năm so với dự tính. Hiện chiến lược phát triển điện quốc gia trị giá 135 tỷ đô-la Mỹ này vẫn đang chờ để được Quốc Hội phê duyệt.

Các nhà phân tích cho rằng quy hoạch này không chỉ mang lại thông tin rõ ràng cho các nhà phát triển mà còn chỉ ra những thực tế mà chính phủ phải đối mặt.

Dưới đây là những khác biệt chính giữa bản quy hoạch PDP8 mới nhất so với các dự thảo ban đầu từ năm 2021.

Ưu tiên điện gió thay vì năng lượng mặt trời

Share of wind and solar capacity in Vietnam in 2030

Share of wind and solar capacity in Vietnam in 2030, according to various PDP8 drafts. Data: Vietnam government, Baker McKenzie.

PDP8 dự kiến sẽ có gần 28 gigawatt (GW) điện gió ở Việt Nam vào năm 2030, chiếm 18,5% tổng công suất điện cả nước. Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), tổng công suất điện gió được lắp đặt hiện nay khoảng 4,6 GW.

Các dự thảo ban đầu của PDP8 không quan tâm nhiều đến điện gió. Trong một dự thảo được công bố vào tháng 9 năm 2021, điện gió chỉ đóng góp 8,5% vào tổng sản lượng điện từ tất cả các nguồn vào năm 2030.

Trong khi đó, tổng công suất của các tấm pin mặt trời được nối lên lưới điện quốc gia sẽ đạt dưới 13GW vào năm 2030, chiếm 8,5% tổng công suất - giảm từ 18,6GW và 13,5% trong dự thảo cũ.

Ngoài ra, chính phủ muốn người dân chỉ lắp đặt các tấm pin mặt trời cho mục đích tự sản tự tiêu. Một nửa số cao ốc văn phòng và nhà ở sẽ lắp đặt pin mặt trời áp mái từ đây đến năm 2030. PDP8 cũng nêu rõ rằng sẽ không áp đặt bất cứ giới hạn nào cho việc lắp đặt và sử dụng năng lượng mặt trời ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, các chủ tòa nhà sẽ không thể bán điện cho lưới điện quốc gia.

Thống kê của IRENA cho thấy Việt Nam hiện có tổng cộng 18,4GW điện mặt trời đã lắp đặt, trong khi chính phủ Việt Nam cho biết có khoảng 10GW đến từ hệ thống năng lượng mặt trời áp mái đang hoạt động vào gần cuối năm 2021.

Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình mở rộng quy mô năng lượng mặt trời. Chính phủ đã đồng ý mua điện mặt trời từ các nhà phát triển với giá cao vào năm 2018, điều này dẫn đến việc bùng nổ xây dưng hạ tầng phát triển nguồn điện này, khiến sản lượng điện tăng cao, gây quá tải cho lưới điện quốc gia. Một số nhà máy điện mặt trời đã phải ngừng phát điện ngay cả khi trời tắt nắng, dẫn đến thiệt hại về tài chính.

Ngoài ra, vẫn còn các dự án điện mặt trời đã bị trì hoãn do đại dịch Covid-19 hiện trong giai đoạn đàm phán về giá cả và chưa quyết định được ngày triển khai trên thị trường.

Luật sư thành viên tại Việt Nam của Duane Morris, công ty luật chuyên cố vấn cho các nhà phát triển năng lượng tái tạo - Tiến sĩ Oliver Massmann, cho rằng chính phủ quyết định giảm tốc độ phát triển điện mặt trời nhằm đảm bảo việc ưu tiên triển khai các dự án còn dang dở. Ông cũng đề cập đến quy trình tiêu chuẩn hóa (pipeline project) đã được dời lại đến sau năm 2030 nếu các nhà phát triển có ý định kết nối với lưới điện quốc gia, nhưng nếu họ không có ý định đó thì họ có thể triển khai quy trình sớm hơn.

Tiến sĩ Massmann cũng nói thêm rằng, các dự án điện mặt trời áp mái không hòa lưới điện quốc gia vẫn là thị trường béo bở cho các nhà phát triển dự án, đồng thời ông cũng lưu ý rằng chỉ khoảng 5% diện tích sẵn có đã được sử dụng và các dự án nhỏ với công suất dưới 1 megawatt (MW) sẽ không cần được cấp phép.

“Ở các thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn có vô vàn cao ốc văn phòng khổng lồ, nơi có thể lắp đặt [các tấm pin mặt trời áp mái]. Vì vậy, tiềm năng của [điện mặt trời ở Việt Nam] vẫn còn rất lớn.”, tiến sĩ Massmann nhận định.

Pin dung lượng lớn có thể hấp thụ sản lượng điện từ các tấm pin mặt trời và đảm bảo dòng điện ổn định nối vào lưới điện quốc gia, nhưng PDP8 chỉ nhắm đến pin có công suất thấp ở mức 300MW từ nay cho đến năm 2030.

Ông Grant Hauber, cố vấn tài chính năng lượng chiến lược tại Viện phân tích tài chính và kinh tế năng lượng (IEEFA) có trụ sở tại Hoa Kỳ, nói rằng vấn đề chính của pin là chi phí cao và mục tiêu 300MW dự báo nhiều hạn chế trong quá trình phát triển tại Việt Nam vào những năm tới. Ông nói thêm rằng, Việt Nam cũng không có cơ chế định giá điện linh hoạt để đáp ứng các thay đổi tức thời trong cung - cầu, trong khi đây chính là mô hình có thể giúp hạng mục pin khả thi hơn về mặt tài chính.

Ông Hauber chỉ ra rằng, nhà nước sẽ dễ dàng quản lý các dự án điện gió hơn vì chúng chiếm ít đất hơn và dễ xác định vị trí hơn; nhưng dù là nguồn năng lượng nào đi nữa thì lưới điện quốc gia cũng cần được nâng cấp điện áp cao hơn để có thể xử lý tải điện lớn hơn.

Bà Nguyễn Lan Phương, luật sư thành viên tại công ty luật Baker McKenzie, cho biết có thể ưu tiên phát triển điện gió ngay bây giờ vì ngành này chưa phát triển nhiều như ngành điện mặt trời. Bà Phương cũng nhận định thêm rằng trong khi các trang trại năng lượng mặt trời có thể được xây dựng trong vài tháng, các dự án tua-bin gió thường cần nhiều năm để xác định địa điểm, giải phóng mặt bằng và xây dựng.

Theo PDP8, năng lượng mặt trời vẫn được dự đoán là trọng tâm trong kế hoạch dài hạn của Việt Nam, với tổng công suất lên tới gần 190 GW vào năm 2050, tương đương hơn 1/3 tổng nguồn cung điện khi đó. Điện gió sẽ đóng góp thêm 30% công suất điện vào cùng thời điểm.

Các kế hoạch này cho thấy “Chính phủ Việt Nam ưu tiên sử dụng đa dạng các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, tăng tính độc lập của ngành điện và giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu” – bà Phương nhấn mạnh.

Bà Phương cũng cho biết thêm, PDP8 sẽ giới hạn lượng khí thải carbon từ ngành điện xuống dưới 31 triệu tấn vào năm 2050, thấp hơn ngưỡng 35 triệu tấn để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà chính phủ Việt Nam đã đưa ra trước đó.

Thay than đá bằng khí đốt nhập khẩu

Share of natural gas and coal capacity in Vietnam in 2030

Share of natural gas and coal capacity in Vietnam in 2030, according to various PDP8 drafts. Data: Vietnam government, Baker McKenzie.

Tỷ lệ công suất điện từ than đá có sự sụt giảm đáng kể trong PDP8 so với các bản dự thảo trước đó: từ 30% giảm còn 20% vào năm 2030. Ngoài ra, PDP8 cũng bao gồm cam kết không có nhà máy than đá mới từ sau năm 2030 và hoàn toàn loại bỏ điện than vào năm 2050.

Trong khi đó, các nhà máy điện than đang trong quá trình phát triển sẽ bổ sung thêm khoảng 7GW vào mức tổng công suất 23GW hiện tại. Nguồn nhiên liệu rẻ nhưng gây ô nhiễm này hiện đang đóng góp tới 1/3 công suất điện đang hoạt động trên cả nước.

Các quốc gia phát triển và các nhà tài trợ đã cam kết huy động 15,5 tỷ đô-la Mỹ nhằm giúp Việt Nam loại bỏ than đá thông qua thỏa thuận “Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Bình đẳng” (JET-P) được ký kết vào cuối năm ngoái, dù các chi tiết về cơ chế tài trợ vẫn còn đang được soạn thảo. Công suất điện than năm 2030 được dự kiến trong PDP8 tương ứng với mức cao nhất 30,2GW được cam kết trong thỏa thuận JET-P

Bên cạnh đó, tỷ lệ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam đến năm 2030 được dự đoán là gần 15%, tăng từ mức 9,1% trong dự thảo ban đầu của PDP8. Tỷ trọng khí đốt tự nhiên trong nước sẽ giảm nhẹ từ 10,7% xuống còn 9,9%.

Những thay đổi này, nói riêng, bổ sung khoảng 10GW công suất điện từ khí đốt vào tổng công suất 37GW dự đoán cho năm 2030. Công suất điện từ khí đốt của Việt Nam vào năm 2020 đạt khoảng 7GW.

Tiến sĩ Massmann thuộc công ty Duane Morris cho biết, việc giảm năng lượng từ than đá có thể là cách để Việt Nam tìm kiếm nguồn tài trợ từ thỏa thuận JET-P, trong khi việc tăng nhập khẩu LNG sẽ giúp Việt Nam đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Dù trữ lượng khí đốt trong nước khá lớn nhưng nhu cầu điện quốc gia có khả năng sẽ vượt quá nguồn cung này trong thời gian tới.

Tiến sĩ Massmann cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam có thể muốn nhanh chóng tham gia thị trường LNG như các quốc gia khác vì đây là cách đối phó với tình trạng khan hiếm nhiên liệu gây ra bởi chiến tranh Nga – Ukraine hiện nay. Trong số đó có Đức, với ba trạm đầu mối LNG nổi được xây dựng một cách nhanh chóng.

“Mọi người đều đang phụ thuộc vào LNG, và vì vậy nếu không có động thái tích cực, Việt Nam sẽ mất phần [nhiên liệu], và giá cả cũng có thể sẽ tăng lên trong tương lai,” Tiến sĩ Massmann khẳng định.

Tuy vậy, ông Hauber thuộc IEEFA cho biết, ông chưa nhìn ra được khả năng nhanh chóng mở rộng quy mô công suất điện từ LNG của Việt Nam, khi mà việc đàm phán giá cả nguồn cung thường bị kéo dài.

Ông Hauber cho biết có một “giả định hợp lý” rằng, các nhà đầu tư nước ngoài như Nhật Bản và Hàn Quốc có thể đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển nhập khẩu LNG của Việt Nam; và Mỹ sẽ muốn xuất khẩu nhiên liệu này. Nhưng dù có như vậy thì thị trường vẫn còn nhiều biến động. Ông dẫn chứng về trường hợp Pakistan đã bị hủy hợp đồng mua LNG, nhiều người cho rằng lý do là vì các nhà xuất khẩu muốn giải phóng nguồn cung cho thị trường châu Âu béo bở hơn.

Ông Hauber bổ sung rằng việc thay thế than đá bằng khí đốt tự nhiên, một loại nhiên liệu hóa thạch tạo ra ít khí thải carbon dioxide hơn khi đốt cháy, sẽ không giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Hơn nữa, khí đốt tự nhiên chủ yếu là khí mê-tan - một loại khí nhà kính mạnh hơn nhiều so với carbon dioxide - và nếu chúng bị rò rỉ dọc theo chuỗi cung ứng vẫn có thể gây ra tình trạng nóng lên của khí hậu.

Bà Nguyễn Lan Phương, công ty luật Baker McKenzie, nhận xét rằng, việc chuyển đổi từ than đá sang sử dụng nhiên liệu sạch hơn như nhiên liệu sinh khối (biomass) và amoniac cũng như đưa hydro xanh vào các nhà máy điện bằng khí đốt có thể giúp Việt Nam khử carbon trong quá trình sản xuất điện.

Các nhiên liệu mới như amoniac và hydro xanh không có trong kế hoạch PDP8 năm 2030, nhưng được đề cập trong kế hoạch cho năm 2050.

Giải pháp tăng công suất điện

Vietnam’s total power generation capacity 2030

Vietnam’s total power generation capacity, present and 2030, according to various PDP8 drafts. Data: Vietnam government, Baker McKenzie.

Công suất phát điện của Việt Nam vào năm 2030 dự kiến sẽ vượt mức 150GW, cao hơn ước tính 130GW – 140GW trước đó. Hiện nay tổng công suất điện toàn quốc là 70 GW.

PDP8 nêu rõ rằng , các chiến lược năng lượng của Việt Nam phải giúp nhà máy phát điện khu vực đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trung bình là 7% hằng năm, gần bằng với mức đạt được trước đại dịch.

Số người tiêu thụ điện cũng sẽ tăng lên. Theo Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam dự kiến sẽ sớm vượt mốc 100 triệu và tăng lên khoảng 104 triệu vào năm 2030.

Các nguồn năng lượng khác như nhiên liệu sinh khối và điện nhập khẩu sẽ đóng một vai trò nhỏ nhưng ngày càng tăng trong cơ cấu nguồn điện của quốc gia cho đến năm 2030. Thủy điện, chiếm 30% cơ cấu nguồn điện hiện nay, sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng ở mức dưới 20% vào năm 2030. Có vẻ như không có bất kỳ nguồn năng lượng nào sẽ giảm công suất tuyệt đối trong những năm tới, bất chấp các lời kêu gọi khẩn thiết của các nhà khoa học và những người ủng hộ loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Vietnam energy mix in 2030

Vietnam energy mix in 2030, according to the latest PDP8 document. Data: Vietnam government.

PDP8 nhiều lần tuyên bố rằng việc phát triển điện sạch phụ thuộc vào nguồn tài trợ quốc tế – đặc biệt là từ thỏa thuận JET-P – cũng như vào sự sẵn sàng về công nghệ và thị trường của các nguồn năng lượng mới. Chính phủ cho biết họ sẵn sàng thúc đẩy tiến độ phát triển nhiên liệu sinh khối và điện gió ngoài khơi nếu điều kiện thuận lợi.

Ông Hauber lưu ý tầm quan trọng của giai đoạn cận hoàn thiện PDP8 vì chính phủ Việt Nam đã đưa ra các dự định mà họ muốn tập trung vào một cách rõ ràng và cụ thể.

“Không phải ai cũng sẽ hài lòng với PDP8, các nhà phát triển điện gió sẽ thấy hài lòng hơn so với các nhà phát triển điện mặt trời. Tuy nhiên, PDP8 thu hẹp phạm vi lựa chọn để [các nhà phát triển] có thể tập trung vào những gì chính phủ sẵn sàng hỗ trợ,”, ông Hauber nói.

Tiến sĩ Massmann nói rằng PDP8 đưa vào mọi vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng và khử carbon; dù mất nhiều thời gian để công bố nhưng bản kế hoạch đã “được suy nghĩ thấu đáo và được soạn thảo kỹ lưỡng”.

Các nhà phát triển dự án rất cần luật lệ và quy tắc rõ ràng trong những năm vừa qua, vì vậy, hoàn thiện PDP8 là một trong những yêu cầu chính của họ. Những vấn đề được quan tâm khác còn tồn đọng là : liệu chính phủ có tiến hành đấu giá các dự án năng lượng tái tạo hay không và vào thời điểm nào; cũng như chi tiết về các thỏa thuận mua bán điện dài hạn.

Like this content? Join our growing community.

Your support helps to strengthen independent journalism, which is critically needed to guide business and policy development for positive impact. Unlock unlimited access to our content and members-only perks.

最多人阅读

专题活动

Publish your event
leaf background pattern

改革创新,实现可持续性 加入Ecosystem →